10 CÂU HỎI CHUẨN BỊ CHO KHỞI NGHIỆP KINH DOANH
2222222222222222222
Thông thường một người mới lần đầu muốn khởi nghiệp kinh doanh sẽ không biết bắt đầu từ đâu. 10 năm trước mình bắt đầu khởi nghiệp kinh doan...
Cách làm hay
Rated 4.3/5 based on 9 votes
333333333
Thông thường một người mới lần đầu muốn khởi nghiệp kinh doanh sẽ không biết bắt đầu từ đâu.
10 năm trước mình bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh lần thứ nhất, lúc đó mình còn đi làm cho một công lớn, nhưng muốn ra khởi nghiệp kinh doanh nên đã chuẩn bị mất cả năm. Vậy mà vẫn lúng túng đủ thứ khi vận hành kinh doanh. Với kinh nghiệm này mình chia sẻ để các bạn tham khảo.
Viết ra từng câu hỏi và trả lời cụ thể:
1. Ý tưởng kinh doanh là gì?
Căn cứ trên sở trường của mình là gì? Mô hình kinh doanh của mình là như thế nào phù hợp với năng lực của mình. Ví dụ: Mình thích uống cà phê, am hiểu cà phê và biết cách pha chế cà phê, nước uống ngon thì lên ý tưởng mở quán cà phê. Nếu mình giỏi về marketing và có nhiều mối quan hệ trong ngành sẽ là khách hàng của mình thì khởi nghiệp làm công ty dịch vụ marketing….Mình giỏi nghề may mặc thì mở xưởng may….
2. Sản phẩm sẽ bán là gì?
Phân khúc cao, thấp hay bình dân?: Điểm mạnh hay sự khác biệt của sản phẩm mình sẽ bán là gì? Ai sẽ mua?. Ví dụ: Mình làm cái khách sạn Mini kế bên cái Resort để ăn theo hay là mình đầu tư một cái khách sạn kế bên cái Resort đó.
3. Tên công ty, tên sản phẩm, logo và tên miền là gì?
Từ ý tưởng kinh doanh, sản phẩm mình đặt tên sản phẩm là gì? Tên công ty là gì? Logo màu sắc gì? Cái này phải tư duy rất kỹ, một cái tên gọi và logo sẽ đi theo hành trình kinh doanh của mình rất lâu, nên nó phải có ý nghĩa, mình cảm thụ được nó, dễ nhớ, dễ đọc và khác biệt. Không nên nhái hay bắt chước hoặc quá phức tạp rườm rà khó nhớ. Màu sắc thì tốt nhất là cứ dựa trên ngành nghề kinh doanh hoặc là phong thủy hợp mạng là ổn nhất. Ví dụ: Mình mạng mộc thì chọn màu xanh của nước (Thủy sinh mộc). Lưu ý là đặt tên công ty, thiết kế logo, xin tên miền xong phải đăng ký kinh doanh ngay và đăng ký nhãn hiệu độc quyền sở hữu trí tuệ trước khi công bố tránh bị phiền phức về pháp lý hoặc có kẻ hớt tay trên.
4. Khách hàng mục tiêu là ai và ở đâu?
Xác định khách hàng mục tiêu là đối tượng nào cho sản phẩm của mình? Teen, Nhân viên văn phòng, phụ nữ, thanh niên hay trung niên, người già, bà bầu…..hay trẻ em?
5. Giá cả như thế nào?
Chọn lựa phân khúc khách hàng, khảo sát thị trường, nghiên cứu đối thủ và cuối cùng là dựa vào chi phí đầu vào của sản phẩm để cho ra giá cả phù hợp. Giá sản phẩm sẽ tính như sau: Ví dụ giá đầu vào một sản phẩm là 10 đồng+ 1 đồng tiền lương+ 1 đồng mặt bằng+ 1 đồng quảng cáo + 2 đồng chi phí bán hàng khuyến mãi + 1đồng lợi nhuận+ 2 đồng thuế = 18 đồng giá thành của sản phẩm, từ giá này so sánh với đối thủ và mặt bằng thị trường ta sẽ bán ra giá nào là hợp lý và cạnh tranh cao. Giá đại lý, giá bán sỉ, giá bán lẻ…giá người tiêu dùng…
6. Dự kiến ngân sách bao nhiêu tiền đầu tư?
Lập 1 bảng check list danh mục các khoản đầu tư chi phí cố định ban đầu và chi phí lưu động mỗi tháng là bao nhiêu. Ví dụ: Muốn mở cái quán cà phê thì phí thuê mặt bằng ký quỹ 3 tháng là 20 triệu + bàn ghế vật dụng 20 triệu + nguyên liệu là 10 triệu + lương là 20 triệu/tháng x 6 tháng là 120 triệu + chi phí điện nước các loại 2 triệu + trả tiền mặt bằng tháng là 5 triệu x 6 tháng ban đầu là 30 triệu. Vậy tổng cộng dự toán ngân sách là: 222 triệu chi phí dự toán đầu tư.
7. Dự đoán doanh thu hàng tháng bao nhiêu và thời gian hòa vốn bao lâu?
Dự kiến doanh thu dựa trên lượng khách hàng tiềm năng mình có được hoặc dựa trên đối thủ cùng qui mô cùng sản phẩm giống mình để dự đoán doanh thu hàng tháng. Doanh thu trừ chi phí sẽ ra lợi nhuận sau khi đóng thuế còn bao nhiêu tiền lãi rồng thì tính ra được bao lâu hòa vốn đầu tư ban đầu. Ví dụ: đầu tư 222 triệu, mỗi tháng lãi 10 triệu thì 20 tháng sau sẽ có khả năng hoà vốn đầu tư.
8. Giải pháp chiến thuật kinh doanh là gì?
Mình sẽ bán hàng kiểu gì? Giao tận nhà, bán online, qua kênh phân phối, bán trực tiếp, quảng cáo, chiến thuật về giá, về chất lượng về truyên thông….
9. Dự đoán các rủi ro gì có thể xảy ra?
Không có kế hoạch nào thành công 100% hay hoàn chỉnh 100%, chính vì vậy nên cần có một số phân tích và dự đoán rủi ro có thể xảy ra và có những giải pháp phòng ngừa hay khắc phục.
10. Lập kế hoạch hành động làm gì?
Lập một kế hoạch hành động để tiến hành triển khai theo 4W+H hoặc đơn giản là một bảng danh mục check list từ 1 đến 10 chúng ta cần làm gì, ai làm, khi nào làm, ở đâu, bằng cách nào? Bao nhiêu người làm? Bao lâu? Cụ thể hóa các bước và tiến hành triển khai.
Các bạn trẻ nào có ý định mong muốn khởi nghiệp mà chưa biết bắt đầu từ đâu, bạn có thể bắt đầu với bài viết chia sẻ kinh nghiệm thực tế này để chuẩn bị cho việc khởi nghiệp qui mô nhỏ của bạn. Chúc các bạn thành công.
SOURCE: FACEBOOK Hồ Minh Chính
Sáng lập và điều hành
KAS Training & Coaching
Thanh Tan Furniture
GROUP QUẢN TRỊ VÀ KHỞI NGHIỆP
Chia sẻ cho bạn bè