-->

VẪN CHƯA CHẠM TỚI GỐC RỄ VẤN ĐỀ

2222222222222222222

Cuối tháng 2, đầu tháng 3/2017, tại các tỉnh Tây Ninh và Đồng Nai xảy ra tình trạng chuối đã chín rục trong vườn nhưng không có người mua, g...

Cách làm hay

Rated 4.3/5 based on 9 votes
333333333

Cuối tháng 2, đầu tháng 3/2017, tại các tỉnh Tây Ninh và Đồng Nai xảy ra tình trạng chuối đã chín rục trong vườn nhưng không có người mua, giá chuối xuống thấp.
Việc "giải cứu" chuối hiện nay tuy đáng hoan nghênh nhưng không phải là giải pháp lâu dài. - Ảnh: Dân Việt
Lại một lần nữa, vấn đề sản xuất mang tính tự phát của nông dân lại được đặt ra.
Rầm rộ chiến dịch cứu chuối
Ở Tây Ninh, ngay từ cuối tháng 2, chuỗi cửa hàng thực phẩm an toàn Nam Trạng đã vào tận rẫy của nông dân các huyện Tân Châu, Tân Biên mua chuối già về bán và còn chở đi bán ở các khu công nghiệp, khu du lịch trong tỉnh.
Dịp ngày 8/3, cán bộ, nhân viên của Công ty DaMode (TPHCM) chuyên kinh doanh mỹ phẩm cũng đã tập trung trước Công ty và mỗi người đeo một bảng giấy trước ngực “Chương trình cứu chuối sạch Tây Ninh” và tập trung bán chuối cho nông dân. Để bán với giá 7.000 đồng/kg, Công ty này phải bù lỗ 1.000đ/kg cho chi phí đưa chuối về TPHCM.
Chiến dịch này cũng được Hội Doanh nghiệp trẻ, Hội Liên hiệp Thanh Niên (LHTN) và Hội Doanh nghiệp trẻ (DNT) tỉnh Tây Ninh phối hợp với các đầu mối tại TPHCM để “giải cứu” chuối.
Còn tại Đồng Nai, nhiều hộ bỏ chuối tại vườn không thu hoạch, vì mặc dù giá chỉ 1.000 đồng đến 1.500 đồng/kg cũng khó bán và nếu bán được thì không đủ trả cho công thu hoạch. Trước tình hình đó, Hội LHTN, Hội DNT tỉnh, Sở NN&PTNT, Hội Nông Dân và Liên đoàn Lao động các huyện có khu công nghiệp liên tiếp tổ chức những đợt cứu chuối cho nông dân.
Cách làm của các đơn vị này cũng chỉ là vận động các công ty tại các khu công nghiệp mua chuối tại rẫy với giá 7.000 đến 8.000 đồng/kg rồi đưa vào bữa ăn của người lao động.
Với khoảng hàng chục nghìn tấn chuối già hương tới kỳ thu hoạch ở Trảng Bom, Thống Nhất, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú thì Sở Công Thương Đồng Nai được UBND tỉnh này giao trách nhiệm chỉ đạo “chiến dịch cứu chuối”.
Theo Sở NN&PTNT Tây Ninh, toàn tỉnh hiện có hơn 385 hecta chuối già xuất khẩu, tập trung ở các huyện Tân Biên, Trảng Bàng, Tân Châu. Trong đó, chỉ có 180 hecta có hợp đồng bao tiêu sản phẩm, còn hơn 200 hecta tự phát, không ký được hợp đồng. Sau chiến dịch giải cứu chuối vừa qua, giá chuối từ 1000 đồng đến 2000 đồng/kg đã nhích lên 4000 đồng đến 5000 đồng mỗi kg và đang tiếp tục nhích dần lên.
Tuy nhiên, sắp tới, khi thu hoạch rộ, tỉnh lại lo tiêu thụ sẽ bị khó khăn. Đây là lý do để lãnh đạo tỉnh Tây Ninh đang giao cho các ngành, đoàn thể và doanh nghiệp của tỉnh tập trung tìm đầu ra cho chuối già xuất khẩu.
Ở Đồng Nai, diện tích chuối xuất khẩu còn lớn hơn nhiều, lên đến khoảng 2.000 hecta, lượng thu hoạch sắp tới dự tính lên đến hàng chục nghìn tấn. Hiện tại Trảng Bom, nơi có diện tích trồng chuối lớn nhất, một số công ty mua chuối xuất khẩu sang Trung Quốc đã quay trở lại. Họ đang mua với giá trên dưới 6.000 đồng đến 7.000đồng/kg tại vườn. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ một buồng chuối chỉ khoảng 1/2 hoặc 2/3 số nải đạt tiêu chuẩn xuất khẩu được mua.
Để dứt điệp khúc trồng - chặt
Không chỉ cây chuối, điệp khúc buồn nói trên đã lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt nhiều năm qua với nhiều loại cây như tiêu, điều, cà phê, cao su, khoai mì…
Chủ vườn Hà Văn Út với 8 sào chuối xuất khẩu tại xã Thanh Bình, Trảng Bom cho biết vừa “hút chết” vì vườn chuối của anh thu hoạch đúng dịp này được giá, dù giá cũng chưa tới 50% giá so với năm ngoái nhưng cũng đã rất mừng.
Vòng đời cây chuối chỉ một năm, mức đầu tư cho chuối cấy mô khoảng 70.000 đồng mỗi cây gồm cây giống, đào lỗ, làm cỏ, nếu bán được khoảng 120.000 đồng/buồng thì bà con lãi được 50.000 đồng/cây/năm (chưa kể công thu hoạch), năm trước giá bán chuối lên tới 15.000-16.000 đồng/kg nên không ai bảo ai, người dân thi nhau trồng chuối mà chẳng có hợp đồng tiêu thụ nào trong tay.
Cũng như người trồng chuối, các hộ chăn nuôi heo ở miền Đông cũng đang gồng mình chịu đựng đợt giảm giá heo rất sâu từ trước Tết đến nay.
Một hộ chăn nuôi heo ở Trị An (Vĩnh Cửu), Đồng Nai (đề nghị dấu tên) cho biết vừa xuất chuồng 1.600 con heo, lỗ hơn 1,2 tỷ đồng. Đây là chủ trại có nhiều kinh nghiệm, biết canh thời điểm để nhập heo giống và bán ra với giá tốt nhất, vậy mà cũng đành chịu lỗ bạc tỷ vì không thể cầm cự chờ giá vì đợt này giá giảm 40% so với năm trước và kéo dài đã hơn 3 tháng!
Có ý kiến cho rằng, năm trước đó giá heo có lúc vọt lên 54.000 đồng/kg, dù là thời gian ngắn nhưng cũng đủ kích thích các trại mới, trại cũ đầu tư phát triển đàn. Nhưng cuối năm 2016, giá heo giảm từ từ và cận Tết là thời điểm sức mua tăng nhưng giá heo giảm chỉ còn khoảng 25.000 đồng/kg. Thậm chí có những nơi người chăn nuôi chỉ bán được với giá 20.000 đồng/kg.
Hiện nay giá heo có nhích lên trên 30.000 đồng/kg nhưng nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ở các tỉnh đã tuyên bố phá chuồng, bỏ nghề. Nhiều người chuyên bán heo con nay không bán được đành phải chuyển qua nuôi heo thịt trong trạng thái lo âu thấp thỏm.
Có thể nói, ngay cả ở những nước tiên tiến thì sự khủng hoảng thừa vẫn có thể xảy ra do nguyên nhân khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, để xảy ra liên tiếp, lặp đi lặp lại  thì rõ ràng là có vấn đề.
Việc nắm không rõ thông tin về thị trường là nguyên nhân dễ thấy nhất dẫn tới tình trạng nói trên. Không dễ để khắc phục trong ngày một ngày hai, nhưng về lâu dài, sự liên kết chặt chẽ giữa các hộ nông dân và doanh nghiệp với những hợp đồng làm ăn bài bản là hướng đi tất yếu. Tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp phát triển, tạo lập thị trường hàng hóa vận động theo đúng quy luật cung-cầu chính là đường ra để chấm dứt điệp khúc “trồng-chặt” đáng buồn nói trên. 
SOURCE: KIM LOAN
CHINHPHU.VN

Chia sẻ cho bạn bè

Bình luận